Vận Tải Hàng Hóa Bằng Đường Biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hay Vận tải đường biển được xem là hình thức vận tải quốc tế tiện lợi và ra đời từ rất sớm tại phương Tây. Đến nay, vận tải biển vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế được sử dụng phổ biến nhất. Chúng ta hãy cùng Sky Group Logistics tìm hiểu về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN SKY GROUP LOGISTCS

Sky Group Logistics là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ logistics và tư vấn giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong và ngoài nước. Đặc biệt, dịch vụ vận tải đường bộ tại Sky Group Logistics nhận được sự tín nhiệm bền vững từ Quý Khách Hàng nhờ vào những ưu điểm nổi trội sau đây:

KINH NGHIỆM

Những chuyên gia hoạt động 10 năm trong lĩnh vực Logistics sẽ làm hài lòng khách hàng.

UY TÍN

Uy tín, trách nhiệm trong nghề, hướng đến khách hàng là mục tiêu hàng đầu.

TẬN TÂM

Sky Group Logistics Tận tâm phục vụ – Quý khách sẽ thấy thoải mái và hài lòng nhất!

“Tự hào là một trong những Công ty Logistics hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ: Vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế qua đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không, dịch vụ đại lý hải quan, cho thuê kho bãi. Chúng tôi hiểu rằng để tồn tại và phát triển, Sky Group Logistics phải luôn tự hoàn thiện mình để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tin cậy nhất.”

DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TẠI SKY GROUP LOGISTCS

Dịch vụ

Liên hệ với chúng tôi

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Hoặc liên hệ qua HOTLINE 0943.608.666 tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ và phản hồi nhanh nhất!

0 +

Năm Kinh Nghiệm

0 +

Tấn Hàng Hóa

0 +

Khách Hàng

0 +

Đối Tác

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì?

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hay còn gọi là Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa  thông qua việc sử dụng tàu chuyên chở có tải trọng lớn, kết hợp cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa đến khu vực trong hoặc ngoài phạm vi một quốc gia.

Tầm Quan Trọng Của Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển

Vận tải đường biển giữ vai trò trung tâm trong hệ thống logistics toàn cầu, cho phép sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi rộng lớn. Với khả năng vận chuyển lượng lớn hàng hóa cùng một lúc và chi phí thấp hơn so với các phương thức vận tải khác, vận tải biển là lựa chọn hàng đầu cho việc vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hoạt động vận tải biển đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước đây, khi người ta sử dụng thuyền để chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, cho đến khi có sự phát triển của thủy thủ đoàn chuyên nghiệp, thì hoạt động này mới thực sự được phát triển.

Vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải then chốt, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động giao thương quốc tế hiện nay. Với nhiều lợi thế so với vận tải đường bộ và đường hàng không, đa số các đơn vị doanh nghiệp đều lựa chọn đường biển nhằm tối ưu hoá chi phí và thời gian vận chuyển. Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển duy nhất phù hợp với hàng cồng kềnh, siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải và chi phí vận tải đường biển rất hợp lý, có nhiều thời điểm rẻ hơn vận tải đường bộ. Nhìn chung, do vận tải đường biển là loại hình có giá cước tốt nhất nên được ưa chuộng nhất.

Lịch Sử Phát Triển Của Vận Tải Đường Biển

Lịch sử vận chuyển đường biển có từ hàng nghìn năm trước, từ khi con người bắt đầu biết đến việc đi biển để giao thương. Từ những con thuyền đơn giản đến những tàu container hiện đại ngày nay, vận chuyển đường biển đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

Có thể nói ngành vận tải biển xuất hiện ngay khi hình thức vận tải hàng hóa ra đời thời cổ đại (Khoảng thế kỷ V – TCN). Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu chủ yếu vẫn là vận tải ven bờ, khối lượng hàng hoá nhỏ. Đến thế kỷ 17,18 hàng hoá đã phong phú nhưng vận tải biển mới chỉ chú ý đến những mặt hàng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt.

Đến thế kỷ 19, các tuyến vận tải khối lượng hàng hóa đã tăng đồng thời phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại thế giới. Đặc biệt những năm 40-50 của thế kỷ này hàng loạt các công ty vận tải biển ra đời. 1869 khai thông kênh Suê, 1895 kênh Kiel thúc đẩy vận tải biển phát triển mạnh mẽ.

Đến đầu thế kỷ 20 hàng nguyên liệu công nghiệp chiếm 2/3 khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2, vận tải biển mặc dù số lượng hàng hóa vận chuyển giảm nhưng lại góp phần quan trọng vào hoạt động vận chuyển vũ khí, đạn dược và quân đội đến vùng tham chiến.

Sau cuộc thế chiến thứ 2 đến nay, các quốc gia bắt đầu phục hồi, hoạt động giao thương phát triển trên toàn cầu, vận tải biển ngày càng phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp hiện đại phục vụ nhu cầu xúc tiến thương mại thế giới.

Ưu Điểm, nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Ưu điểm
  • Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa .
  • Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là những tuyến đường giao thông tự nhiên.
  • Năng lực chuyên chở của vận tải biển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển
  • khác.
  • Giá thành của vận tải đường biển thấp.
Nhược điểm:
  • Vận tải biển phục thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
  • Tốc độ tàu còn thấp, việc tăng tốc độ khai thác của tàu còn bị hạn chế.
  • Thời gian đi sẽ lâu hơn máy bay và chạy thẳng đường bộ

Các phương thức vận tải đường biển

Vận tải đường biển quốc tế

Việc sử dụng đường biển quốc tế để vận tải chính là cầu nối giao thương giữa các nước, hàng hóa xuất-nhập được luân chuyển liên tục, đem lại nguồn cung cầu về mọi mặt hàng cho các quốc gia. Có rất nhiều con tàu biển có tải trọng lớn ( DWT) có sức chứa lên đến hàng chục nghìn TEUs (TEU là viết tắt của từ Twenty-foot equivalent unit hiểu đơn giản đây là đơn vị đo tương đương 20 feet. 1 cont 20’=1 TEU và cont 40’=2TEU).

Vận tải thủy nội địa

Vận tải thủy nội địa về cơ bản cũng là hình thức vận tải theo hình thức đường thủy thông thường. Tuy nhiên, hoạt động vận tải hàng hóa này được giới hạn trong hệ thống “đường nước” trong giới hạn của một Quốc gia ví dụ: hệ thống kênh rạch, sông ngòi, sông, biển, …Ví dụ như vận chuyển từ cảng Hải Phòng đến cảng Cát Lái-Hồ Chí Minh.Vận tải thủy nội địa thường tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Nam, trong đó, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Nam Bộ chiếm ưu thế.

Các loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển

Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức thì hầu như vận tải đường biển chấp nhận vận chuyển đa số các loại hàng hóa. Đây được xem là một trong những ưu điểm tuyệt vời của vận tải đường biển. Nhờ đó, những hàng hóa mà các hình thức vận chuyển khác từ chối thì người gửi có thể xem xét chuyển qua hình thức vận tải đường biển. Thông thường với hàng hóa chọn vận tải đường biển sẽ được chia làm các chủng loại thuộc các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất.

  • Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;
  • Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;
  • Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…

Các phương tiện vận chuyên dụng đường biển

Tàu Container

Là loại tàu được dùng chỉ để chở container và vì lí do này, tàu chuyên dụng container sẽ có cấu trúc hoàn toàn khác với các loại tàu chở hàng thông thường. Đây là những tàu có trọng tải rất lớn (1.000 đến 5.000 TEU), có tốc độ cao (trên 26 hải lý/giờ). Đặc biệt, loại tàu này không có cần cẩu trên tàu mà sử dụng cẩu giàn trên bờ của các cảng. Một đặc điểm đáng lưu ý của loại tàu này là chúng có diện tích đáy hầm hàng bằng hoặc lớn hơn so với diện tích miệng hầm hàng, đồng thời có các két nước dằn ở hai bên mạn tàu tạo cân bằng khi xếp container thành nhiều hàng, nhiều tầng.

Tàu chở hàng đông lạnh

Đây là loại tàu có tốc độ tương đối lớn, phục vụ để vận tải các loại hàng hóa cần bảo quản nhiệt độ đông, ví dụ như các mặt hàng thực phẩm. Nắp hầm bảo quản hàng thường có kích thước nhỏ và được cách nhiệt, cũng như được trang bị hệ thống làm lạnh phù hợp với tùy từng loại hàng hóa.

Tàu chở hàng rời

Tàu chở hàng rời thường có công suất hoạt động rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, nó có thể vận chuyển hàng hóa dạng thô, khô (Bulk cargo) như than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu không đóng thùng hay bao kiện và được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu. Mặt khác, loại tàu này thường là loại tàu một boong, có cấu trúc vững chắc, có két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để làm thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết. Tàu có miệng hầm rộng rãi, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng. Hầm hàng được gia cường chắc chắn chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.

Tàu chở hàng lỏng (Tanker)

Là loại tàu được thiết kế để vận chuyển hàng hóa ở dạng chất lỏng, điển hình là tàu chở dầu thô (crude oil tankers), tàu chở hóa chất (chemical tankers), tàu chở khí đôt hóa lỏng (LPG-Liquefied Petroleum Gas carriers), tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG-Liquefied Natural Gas carriers) ngoài ra còn có tàu chở rượu, nước…Thân tàu có kết cấu vững chắc, được chia thành nhiều khoang riêng biệt để chứa hàng lỏng. Việc bơm và hút chất lỏng chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống máy bơm và đường ống lắp trên mặt boong và trong khoang chứa. ITL đang trong quá trình lên kế hoạch để bổ sung loại tàu này vào dịch vụ vận chuyển bằng đường biển của mình.

Quy Trình Vận Chuyển Đường Biển

Để vận chuyển một lô hàng bất kỳ bằng đường biển, doanh nghiệp hãy liên hệ với một đơn vị logistics chuyên nghiệp, có uy tín trong lĩnh vực. Sau đó, việc vận chuyển hàng sẽ được tiến hành theo các bước sau.

  • Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng
  • Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu (Áp dụng với vận tải biển quốc tế)
  • Bước 3: Đặt booking và lấy container rỗng
  • Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất
  • Bước 5: Mua bảo hiểm cho lô hàng
  • Bước 6: Làm thủ tục hải quan
  • Bước 7: Giao hàng cho tàu
  • Bước 8: Thanh toán chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan
  • Bước 9: Các mặt hàng được gửi đến địa chỉ người nhận sau khi đến cảng và được bốc dỡ.

Các lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, có một số lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp và cá nhân cần ghi nhớ để đảm bảo quá trình di chuyển suôn sẻ và an toàn.

  • Thứ nhất, rõ ràng về loại hàng hóa mà bạn muốn vận chuyển: Mỗi loại hàng hóa sẽ có yêu cầu vận chuyển, đóng gói và bảo quản riêng. Đồng thời, cần nắm rõ các quy định về vận chuyển hàng hóa theo quy định của các cơ quan quản lý.
  • Thứ hai, cần hiểu rõ về các thủ tục hải quan liên quan đến vận chuyển hàng hóa: Đây là một phần quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế và cần được thực hiện đúng và đầy đủ để tránh bất kỳ sự cố phát sinh nào.
  • Thứ ba, luôn lựa chọn một đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín: Với Sky Group Logistics, bạn không chỉ nhận được dịch vụ vận tải đường biển chất lượng, mà còn được hỗ trợ trong việc thực hiện các thủ tục hải quan. Sky Group Logistics cung cấp dịch vụ vận tải đường biển quốc tế đa quốc gia và nội địa, đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của Quý khách hàng, kể cả những mặt hàng có kích thước và khối lượng lớn. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện các thủ tục chứng từ xuất nhập khẩu một cách chính xác và nhanh chóng, tối ưu hóa thời gian và chi phí.