Thủ tục xuất khẩu gốm sứ hiện là một trong những thông tin được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy cụ thể thủ tục thực hiện như thế nào? Các loại giấy tờ cần có ra sao? Bài viết dưới đây của Sky Group Logistics sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi này.
Tổng Quan Về Ngành Xuất Khẩu Gốm Sứ Việt Nam
Ngành gốm sứ Việt Nam ngày càng thu hút nhiều sự chú ý từ các doanh nghiệp lớn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ. Các công ty đã đầu tư vào nghiên cứu nguyên liệu, mẫu mã, và công nghệ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Từ năm 2015 đến nay, giá trị xuất khẩu gốm sứ đã tăng đáng kể. Cụ thể giá trị xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam đã tăng từ 19,5 triệu USD vào năm 2015 lên khoảng 70 triệu USD/năm hiện nay. Theo Tổng cục Hải quan, ước tính, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ trong tháng 4/2022 đạt 25 triệu USD, giảm 15,1% so với tháng 3/2022; tăng 17,5% so với tháng 4/2021. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 102,36 triệu USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Gốm sứ được tiêu thụ ở nhiều hình thức khác nhau, như sản phẩm trang trí, gia dụng và nghệ thuật, trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là dạng sản phẩm gia dụng và trang trí. đưa sản phẩm gốm sứ Việt Nam vào các thị trường quan trọng như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Nhiều chuyên gia nhận định, khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ nói riêng. Khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của người thợ tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên.
Quy định về chính sách xuất khẩu gốm sứ
Gốm sứ hiện là mặt hàng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu. Để thuận lợi xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường ngoài nước, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục xuất khẩu gốm sứ.
Theo quy định hiện hành thì gốm sứ không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu tương tự hàng hóa thông thường theo hướng dẫn.
Mặt hàng gốm sứ cũng không có chính sách hay yêu cầu đặc biệt khi xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ cần tuân thủ các quy định xuất khẩu được hướng dẫn tại một số văn bản theo quy định.
Dán nhãn hàng xuất khẩu
Dán nhãn lên hàng hóa xuất khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa xuất khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục xuất khẩu gốm sứ.
Nội dung nhãn mác
Ngoài việc áp dụng nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, quy định về nội dung nhãn cho các mặt hàng được đề cập trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
- Đối với gốm sứ, một nhãn mác đầy đủ cần chứa các thông tin sau:
- Thông tin về người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
- Thông tin về người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
- Tên và mô tả chi tiết về sản phẩm.
- Xuất xứ của sản phẩm.
Đây là các thông tin cơ bản mà cần phải xuất hiện trên nhãn. Nếu các thông tin này được hiển thị bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, thì cần phải có phiên dịch tương ứng. Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu gốm sứ và phát hiện sự không phù hợp với quy định, hải quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra nội dung trên nhãn với sự cẩn trọng đặc biệt.
Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Việc dán nhãn lên hàng hóa là điều quan trọng, nhưng việc đặt nhãn đúng vị trí còn quan trọng hơn nhiều. Trong quá trình xuất khẩu, nhãn hàng hóa cần được gắn lên các bề mặt khác nhau của sản phẩm, bao gồm trên thùng carton, trên kiện gỗ, và trên bao bì sản phẩm. Đặt nhãn tại bất kỳ vị trí nào, miễn là dễ dàng kiểm tra và thấy được, đều đáng kể.
Đảm bảo rằng nhãn được đặt đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm tra hải quan khi thực hiện thủ tục xuất khẩu các loại gốm sứ. Đối với các sản phẩm bán lẻ trên thị trường, cần phải đính kèm nhiều thông tin khác nhau trên nhãn, bao gồm thông tin về nhà sản xuất, trọng lượng sản phẩm, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và các cảnh báo về an toàn.
Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Việc đính kèm nhãn trên hàng hóa là một yêu cầu pháp lý quan trọng. Trong trường hợp hàng hóa không được trang bị nhãn hoặc nội dung nhãn không chính xác khi xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải đối mặt với các rủi ro sau đây:
- Chịu mức phạt theo quy định, với mức phạt được xác định trong Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
- Khách hàng của họ sẽ mất quyền hưởng lợi từ thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, do việc xác nhận xuất xứ bị từ chối.
- Tiềm ẩn nguy cơ mất hàng hoặc hỏng hóc trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển do thiếu thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.
Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định về đính kèm nhãn đúng cách khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa.
Mã HS của mặt hàng gốm sứ
Mã HS là thông tin quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xác định cho hàng hóa khi xuất khẩu. Bởi căn cứ vào mã HS, doanh nghiệp có thể biết được mức thuế phải nộp cho hàng hóa xuất khẩu là bao nhiêu cũng như nắm được thông tin về các quy định khi xuất khẩu.
Mã HS code
Mã HS đóng vai trò quan trọng nhất trong các thủ tục xuất nhập khẩu của mọi loại hàng hóa. Việc xác định mã HS sẽ ảnh hưởng đến việc áp thuế xuất khẩu, thuế GTGT và các chính sách liên quan đến xuất khẩu. Để xác định chính xác mã HS cho mặt hàng, quan trọng phải hiểu rõ về các đặc tính của sản phẩm: nguyên liệu, thành phần, và tính chất của hàng hóa.
Đối với mặt hàng gốm sứ, căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, có thể xác định loại hàng này có mã HS thuộc Chương 69: Đồ gốm, sứ. Cụ thể dưới đây là một số nhóm mã HS Code của gốm sứ:
- 6910: Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa, bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự được làm bằng gốm, sứ gắn cố định.
- 6911: Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ sứ vệ sinh khác được làm bằng sứ.
- 6913: Các loại tượng nhỏ và các loại sản phẩm trang trí được làm bằng gốm, sứ khác.
- 6914: Các sản phẩm được làm bằng gốm, sứ khác.
Trong Chương 69 bao gồm rất nhiều mã HS nhóm lớn và nhóm nhỏ mô tả chi tiết từng loại hàng. Do đó, để biết được hàng hóa xuất khẩu thực tế có mã HS như thế nào bạn cần căn cứ vào loại hàng xuất đi để tra cứu. Việc tra cứu chính xác mã HS cho mặt hàng chính là cách đơn giản nhất giúp bạn thực hiện đúng và đủ các thủ tục xuất khẩu theo quy định.
Những rủi ro khi áp sai mã HS
Tìm ra đúng mã HS là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình xuất khẩu các loại gốm sứ. Việc nhầm lẫn mã HS có thể đem đến những rủi ro đáng kể như sau:
- Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai báo sai mã HS có thể dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình thủ tục hải quan do cần thêm thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về hàng hóa.
- Chịu phạt theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về việc khai báo sai mã HS.
- Giao hàng chậm: Nếu phát hiện hàng hóa có sai sót về mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu điều chỉnh hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến việc giao hàng chậm và ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phải đối mặt với mức phạt từ 2,000,000 VND đến 3 lần số thuế nếu phát sinh việc khai báo thuế xuất khẩu không chính xác.
Thuế xuất khẩu (có thể thay đổi tùy mặt hàng)
Thuế xuất khẩu là nghĩa vụ mà nhà xuất khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục xuất khẩu gốm sứ. Nghĩa vụ thuế là khoản bắt buộc và hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Thuê XK có 2 loại thuế. Thuế xuất khẩu phụ thuộc vào mã hs của hàng hóa được chọn.
Cách tính thuế xuất khẩu của gốm sứ như sau:
- Thuế xuất khẩu xác định theo mã hs thuế xuất khẩu được tính theo công thức: Thuế xuất khẩu = Trị giá FOB x % thuế suất
- Thuế GTGT xuất khẩu được xác định theo công thức: Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá FOB + Thuế xuất khẩu ) x % thuế suất GTGT.
Theo công thức trên có thể thấy thuế xuất khẩu của gốm sứthuộc vào mức thuế suất được áp. Mức thuế suất xuất khẩu và VAT của mặt hàng gốm sứ hiện nay là 0%.
Bộ hồ sơ xuất khẩu gốm sứ
Danh sách các chứng từ cần thiết để hoàn tất thủ tục xuất khẩu gốm sứ bao gồm các chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan.
- Hợp đồng thương mại (Sale contract).
- Danh sách đóng gói (Packing list).
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
- Chứng nhận xuất xứ (nếu có).
Các tài liệu này cần được cung cấp để làm thủ tục thông quan cho mặt hàng gốm sứ Trong số các chứng từ này, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn và chứng nhận xuất xứ là những tài liệu quan trọng nhất. Những tài liệu khác sẽ được yêu cầu bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu cụ thể.
Quy trình xuất khẩu gốm sứ
Quá trình xuất khẩu gốm sứ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1. Khai tờ khai hải quan
Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu xuất nhập khẩu như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói và mã HS code cho gốm sứ, các loại, quý vị có thể nhập thông tin vào hệ thống hải quan thông qua phần mềm.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Khi hoàn tất việc khai tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ xác định phân loại tờ khai theo một trong các luồng xử lý: xanh, vàng, hoặc đỏ. Tùy theo luồng tờ khai được xác định, quý vị sẽ in tờ khai và mang bộ hồ sơ xuất khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai.
Bước 3. Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra hồ sơ và hàng hóa và không có vấn đề gì phát sinh, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Tại thời điểm này, quý vị có thể thanh toán thuế xuất khẩu cho tờ khai hải quan để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa.
Bước 4. Thanh lý tờ khau
Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, quý vị sẽ thực hiện thanh lý tờ khai theo hướng dẫn của hải quan để kết thúc quy trinh.
Nên lựa chọn đơn vị nào làm thủ tục xuất khẩu gốm sứ
Hiện nay, khi làm thủ tục xuất khẩu gốm sứ, phần lớn các doanh nghiệp đều thông qua một bên trung gian để làm thủ tục hải quan. Bởi, các bên thứ 3 đều là những đơn vị có chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, hàng hóa xuất khẩu thường được chuyển đi một cách thuận lợi, ít gặp sự cố hay chậm trễ khi vận chuyển.
Nếu bạn đang có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa nhưng chưa nắm được các bước và thủ tục cơ bản của hoạt động này thì bạn nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan do một số đơn vị Logistics cung cấp. Và một trong những đơn vị uy tín bạn có thể tin chọn đó chính là Sky Group Logistics.
Sky Group Logistics hiện là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan được nhiều khách hàng tin chọn. Không chỉ đảm bảo thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu chính xác, Sky Group Logistics còn cam kết về chi phí phải chăng cho khách hàng.
Đặc biệt, quá trình thực hiện thủ tục hải quan luôn chính xác, ít xảy ra sai sót. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao phó nhiệm vụ quan trọng này cho Sky Group Logistics.
Để được tư vấn và hỗ trợ về dịch vụ thủ tục hải quan, bạn có thể liên hệ với Sky Group Logistics qua hotline: 0943 608 666
Sky Group Logistics là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ logistics và tư vấn giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong và ngoài nước. Đặc biệt, dịch vụ vận tải đường bộ tại Sky Group Logistics nhận được sự tín nhiệm bền vững từ Quý Khách Hàng nhờ vào những ưu điểm nổi trội sau đây:
Những chuyên gia hoạt động 10 năm trong lĩnh vực Logistics sẽ làm hài lòng khách hàng.
Uy tín, trách nhiệm trong nghề, hướng đến khách hàng là mục tiêu hàng đầu.
Sky Group Logistics Tận tâm phục vụ – Quý khách sẽ thấy thoải mái và hài lòng nhất!
“Tự hào là một trong những Công ty Logistics hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ: Vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế qua đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không, dịch vụ đại lý hải quan, cho thuê kho bãi. Chúng tôi hiểu rằng để tồn tại và phát triển, Sky Group Logistics phải luôn tự hoàn thiện mình để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tin cậy nhất.”
Với chia sẻ trên đây của chúng tôi, hy vọng bạn đã nắm được thủ tục xuất khẩu gốm sứ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về quy định xuất khẩu mặt hàng này trong một số văn bản pháp luật hiện hành. Nếu không hiểu rõ thủ tục cần thực hiện thì có thể liên hệ với Sky Group Logistics để được hỗ trợ bạn nhé!